Tuyển dụng nhân viên bán hàng phù hợp không khác gì quá trình đãi cát tìm vàng. Cát nhiều vàng ít, công sức bỏ ra nhiều nhưng nhiều lúc chỉ được 1 ít kim loại han rỉ. Sau đây là 10 sai nhất định phải tránh khi tuyển dụng nhân viên bán hàng.
Mục lục
- 1. Lưới Tơ Ông Bắt Muỗi – Bỏ sót các thông tin quan trọng
- 2. Lái Xe Ít Xăng – Không thấu hiểu động lực
- 3. Nhảy Múa Trên Sàn Gỗ Mục – Không xem xét sự phù hợp về văn hóa
- 4. Đi Phượt Không Bản Đồ – Không có quy trình khoa học, hiệu quả
- 5. Hiệu Ứng Hào Quang – Bị đánh lừa bởi 1 vài yếu tố
- 6. Nhìn Đời Qua Lăng Kính Cá Nhân – Thiên kiến và định kiến khuôn mẫu
- 7. So bó đũa chọn cột cờ – Chọn người tốt nhất trong nhóm tệ
- 8. Dục Tốc Bất Đạt – Quyết định vội vàng
- 9. Tặc Lưỡi Thử Vận May – Chấp nhận thử nghiệm trong 1 thời gian ngắn
- 10. Nhìn Cây Đoán Quả – Tìm hiểu không kỹ, phỏng vấn không đủ sâu
1. Lưới Tơ Ông Bắt Muỗi – Bỏ sót các thông tin quan trọng
Một sai lầm lớn trong tuyển dụng là chỉ tập trung vào một số ít thông tin, như kinh nghiệm làm việc trước đó mà bỏ qua những yếu tố quan trọng khác như tính cách, khả năng làm việc nhóm. Điều này có thể dẫn đến việc tuyển dụng những người không có đủ khả năng hoặc không phù hợp với môi trường làm việc.
Vi dụ: Nhiều công ty tuyển dụng nhân viên bán hàng dựa chủ yếu vào thành tích bán hàng trước đó mà không xem xét kỹ lưỡng tính cách cá nhân và khả năng phối hợp với đội ngũ. Hậu quả là nhân viên này gây mâu thuẫn với đồng nghiệp, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của cả nhóm.
2. Lái Xe Ít Xăng – Không thấu hiểu động lực
Không thấu hiểu động lực ứng viên giống như việc lái một chiếc xe có động cơ mạnh mẽ nhưng lại ít xăng. Chiếc xe có thể khởi hành với vẻ ngoài hào nhoáng và tiếng động cơ gầm rú nhưng sớm muộn gì cũng sẽ phải dừng lại giữa chừng vì không còn nhiên liệu để tiếp tục hành trình. Khả năng và kỹ năng là quan trọng, nhưng không thấu hiểu động lực vì sao ứng viên trở thành người bán hàng có thể dẫn đến việc tuyển dụng những người không có đam mê hay sự cam kết lâu dài với công việc.
Ví dụ: một ứng viên sales có các kỹ năng cần thiết nhưng lại thiếu động lực làm giàu và phát triển bản thân mạnh mẽ. Sau một thời gian ngắn, ứng viên này bắt đầu cảm thấy thiếu động lực, hiệu suất kém và cuối cùng rời bỏ công ty, khiến công ty phải bắt đầu lại quá trình tuyển dụng từ đầu.
3. Nhảy Múa Trên Sàn Gỗ Mục – Không xem xét sự phù hợp về văn hóa
Không xem xét sự phù hợp về văn hóa khi tuyển dụng nhân viên bán hàng giống như Nhảy Múa Trên Sàn Gỗ Mục. Văn hóa công ty là nền tảng vững chắc giúp mọi hoạt động kinh doanh phát triển bền vững. Nếu không có sự phù hợp, thậm chí những nhân viên tài năng nhất cũng có thể trở nên lạc lõng và không thể hiện được hết khả năng của mình, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất bán hàng và tinh thần làm việc của toàn bộ đội ngũ.
Ví dụ: Một ứng viên có thể là một người bán hàng xuất sắc, nhưng nếu họ ưa thích làm việc một mình trong khi công ty lại ưu tiên làm việc nhóm, điều này sẽ tạo ra bất đồng và làm giảm hiệu quả công việc chung.
4. Đi Phượt Không Bản Đồ – Không có quy trình khoa học, hiệu quả
Không có quy trình khoa học, hiệu quả tương tự như đi phượt mà không có bản đồ. Bạn có thể bước vào cuộc hành trình tuyển dụng nhân viên bán hàng với nhiều kỳ vọng, nhưng nếu không có quy trình tuyển dụng rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng lạc lối giữa biển thông tin, sơ yếu lí lịch và phỏng vấn. Điều này không chỉ khiến bạn mất thêm thời gian, công sức mà còn có thể khiến bạn bỏ lỡ những ứng viên vàng mà không hề biết.
5. Hiệu Ứng Hào Quang – Bị đánh lừa bởi 1 vài yếu tố
Hiệu ứng hào quang trong tuyển dụng nhân viên bán hàng là đánh giá ứng viên dựa trên một số ít yếu tố hấp dẫn mà bỏ qua các yếu tố khác có thể dẫn đến quyết định tuyển dụng sai lầm.
Một ví dụ điển hình của hiệu ứng hào quang là khi một nhà tuyển dụng quyết định chọn một ứng viên chỉ vì họ từng làm việc cho một công ty danh tiếng hoặc đã đạt được một số thành tựu ấn tượng trong quá khứ, mà không xem xét liệu những kỹ năng và kinh nghiệm đó có thực sự phù hợp với yêu cầu cụ thể của vị trí cần tuyển hay không. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhân viên mới không đạt được hiệu suất làm việc mong đợi, không hài lòng với công việc, hoặc thậm chí gây xáo trộn trong đội ngũ do sự không phù hợp.
6. Nhìn Đời Qua Lăng Kính Cá Nhân – Thiên kiến và định kiến khuôn mẫu
Trong quá trình tuyển dụng, nhiều người dựa vào thiên kiến hoặc định kiến khuôn mẫu để đánh giá ứng viên. Điều này có thể khiến nhà tuyển dụng bỏ lỡ những tài năng thực sự chỉ vì họ không phù hợp với lăng kính cá nhân của nhà tuyển dụng. Đánh giá ứng viên dựa trên các định kiến cá nhân hoặc khuôn mẫu xã hội thay vì năng lực thực tế có thể loại bỏ những ứng viên phù hợp.
Ví dụ loại bỏ một ứng viên chỉ vì xuất xứ, giới tính, trình độ học vấn mặc dù họ có thể là ứng viên tốt nhất về mặt năng lực và động lực.
7. So bó đũa chọn cột cờ – Chọn người tốt nhất trong nhóm tệ
Một trong những sai lầm lớn nhất của nhà tuyển dụng là tuyển một ứng viên chỉ vì họ “ít tệ hơn” các ứng viên khác, dù rằng không ai trong số họ thực sự phù hợp với vị trí cần tuyển, dẫn đến việc không đạt được kết quả mong muốn từ vị trí đó.
8. Dục Tốc Bất Đạt – Quyết định vội vàng
Quyết định vội vàng dưới áp lực tuyển dụng có thể dẫn đến việc chấp nhận những ứng viên không thực sự phù hợp.
Ví dụ: Do nhu cầu cấp bách phải tuyển dụng để đáp ứng mục tiêu bán hàng quý, một công ty chấp nhận tuyển dụng một ứng viên mà không tiến hành đầy đủ các bước kiểm tra, cuối cùng họ phát hiện ra rằng ứng viên này không đáp ứng được yêu cầu công việc.
9. Tặc Lưỡi Thử Vận May – Chấp nhận thử nghiệm trong 1 thời gian ngắn
Chấp nhận thử nghiệm trong 1 thời gian ngắn là một cách tiếp cận nhiều rủi ro mà một số nhà tuyển dụng áp dụng khi họ không hoàn toàn bị thuyết phục bởi ứng viên nhưng vẫn muốn cung cấp cơ hội trên cơ sở xem sao. Mặc dù tiếp cận này có vẻ như là một giải pháp linh hoạt, nó ẩn chứa nhiều điểm bất cập và hậu quả tiềm ẩn.
Ví dụ một công ty tuyển dụng một nhân viên bán hàng với ý định chỉ thử việc trong một thời gian ngắn. Khi ứng viên này không đáp ứng được kỳ vọng, công ty đã mất thời gian và nguồn lực đáng kể cho việc đào tạo và sau đó là tuyển dụng lại.
10. Nhìn Cây Đoán Quả – Tìm hiểu không kỹ, phỏng vấn không đủ sâu
Tìm hiểu không kỹ, phỏng vấn không đủ sâu về ứng viên giống như việc bạn nhìn cây đoán quả. Khi không tiến hành các cuộc phỏng vấn đủ sâu hoặc không kiểm tra kỹ lưỡng lịch sử làm việc và các thông tin khác của ứng viên có thể dẫn đến việc tuyển dụng sai lầm.
Ví dụ do không tiến hành kiểm tra cẩn thận, một công ty đã tuyển dụng một nhân viên bán hàng mà trước đó đã bị sa thải từ một công ty khác vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Việc tuyển dụng nhân viên bán hàng cần được tiến hành một cách cẩn thận và chuyên nghiệp. Các sai lầm trong quá trình tuyển dụng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất của nhóm bán hàng mà còn có thể gây tổn hại lớn cho hình ảnh và tài chính của công ty. Để tránh những sai lầm này, công ty cần phát triển một quy trình tuyển dụng chặt chẽ, đa chiều, kết hợp việc đánh giá kỹ lưỡng cả về kỹ năng chuyên môn và sự phù hợp văn hóa, đồng thời tiến hành kiểm tra lý lịch và tham khảo một cách cẩn thận.
Khoá huấn luyện Xây Dựng Phòng Kinh Doanh B2B Xuất Sắc sẽ giúp nhà tuyển dụng tránh được những sai lầm trên và tìm kiếm được nhân viên bán hàng phù hợp.