Điểm qua 7 yếu tố khác biệt giữa Coaching và Mentoring bạn cần biết

7 yếu tố khác biệt coaching vs mentoring 1

Tuy đã xuất hiện từ rất lâu, song sự khác biệt giữa Coaching và Mentoring cho đến nay vẫn khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Làm sao để biết được đâu mới là Coaching, đâu là Mentoring để lựa chọn được phương pháp đúng đắn cho doanh nghiệp hay cho sự phát triển cá nhân? Hãy cùng B Coaching phân biệt rõ sự khác biệt này qua 7 yếu tố dưới đây nhé.

khác biệt giữa coaching và mentoring

Coaching mà gì? Mentoring là gì?

Muốn biết được sự khác biệt giữa Coaching và Mentoring, đầu tiên bạn cần hiểu rõ sự khác nhau trong chính định nghĩa của hai khái niệm này.

Theo liên đoàn huấn luyện viên quốc tế, thì Coaching được định nghĩa là quá trình hợp tác với khách hàng trong một quy trình kích thích tư duy và sáng tạo, truyền cảm hứng để họ có thể phát huy tối đa tiềm năng cá nhân và ứng dụng chúng trong nghề nghiệp của mình.

Trong khi đó, Mentoring lại được hiểu là hệ thống đào tạo nhân viên mà theo đó một cá nhân cấp cao hoặc có kinh nghiệm hơn (được gọi là người cố vấn – Mentor) được chỉ định đóng vai trò cố vấn, gợi ý hoặc hướng dẫn cho cấp dưới hay thực tập sinh, người được cố vấn. Mentor có trách nhiệm cung cấp hỗ trợ và phản hồi về cá nhân mà họ phụ trách nhằm giúp đơn vị đánh giá được chính xác khả năng tiến bộ của người được cố vấn.

Coaching hay Mentoring, về cơ bản đều là những hình thức được sử dụng nhằm giúp cho doanh nghiệp có những bước phát triển mới, nâng cao trình độ chuyên môn cho từng bộ phận chuyên trách để từ đó khai thác sâu thế mạnh ở mỗi cá nhân và ứng dụng chúng hiệu quả trong công việc.

Chính bởi một số yếu tố tương đồng ở cả hai khái niệm này mà khiến cho nhiều người lầm tưởng Coaching là mentoring hoặc ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ có nhiều sự khác biệt giữa Coaching và Mentoring mà nếu để ý kỹ bạn sẽ nhận thấy rõ. Mặc dù đều được sử dụng để nâng cao năng suất làm việc và thúc đẩy vận hành, song Coaching và Mentoring sẽ có một số điểm khác nhau cốt lõi sau mà bạn cần nắm để có thể sử dụng đúng phương pháp cần thiết cho doanh nghiệp.

7 yếu tố khác biệt giữa Coaching và Mentoring bạn cần nắm

7 yếu tố khác biết giữa Coaching và Mentoring bạn cần nắm

Thời gian

Điểm khác biệt đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy nhất ở hai hình thức Coaching và Mentoring đó chính là khung thời gian huấn luyện của mỗi phương pháp. 

Đối với Coaching, việc huấn luyện có thể được xem là ngắn hạn, thường mất tối đa 6 tháng hoặc một năm để hoàn tất một quy trình như vậy với một kết quả cụ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp thời gian huấn luyện có thể được kéo dài hơn, tùy theo mức độ thỏa thuận của đôi bên như thế nào.

Trong khi đó, Mentoring lại hướng đến một quy trình kéo dài hơn, có thể một đến hai năm, thậm chí là lâu hơn.

Mục tiêu

Coaching hướng đến việc làm sao để đạt hiệu suất cao hơn. Do đó mà các chương trình được xây dựng xoay quanh việc Coach cũng nhằm phục vụ cho mục tiêu chính này.

Đối với Mentoring, thì phát triển mới là yếu tố quan trọng chính yếu. Chính vì vậy mà việc phát triển không phải chỉ tập trung vào sự phát triển ở công việc chuyên môn của người được cố vấn mà còn là cách làm sao để phát triển nhanh hơn trong chính doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức

Một chương trình Coaching thường được cơ cấu tổ chức theo dạng truyền thống, với các lớp học và cuộc họp được lên lịch tổ chức hàng tuần, hàng tháng theo định kỳ. Trong khi đó, chương trình Mentor thường được diễn ra một cách thân mật hơn, chủ yếu để đôi bên có thể nắm được thông tin và trao đổi hiệu quả.

Cơ cấu tổ chức khác biệt giữa coaching và mentoring

Chuyên môn

Về mức độ chuyên môn, các Coaching được thuê bởi họ có chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định, mà ở lĩnh vực đó người được coach sẽ mong muốn được cải thiện. Ví dụ: Kỹ năng thuyết trình, lãnh đạo, giao tiếp giữa các cá nhân, bán hàng….

Trong khi đó, đối với các chương trình Mentoring ở phạm vi tổ chức, ngoài kinh nghiệm thì Mentor cũng phải là người có thâm niên trong chính lĩnh vực đó, để bên cạnh việc chỉ bảo Mentor còn là người truyền cảm hứng từ chính kinh nghiệm thực tiễn của mình.

Nội dung chương trình

Các buổi Coaching tiêu chuẩn thường sẽ do chính người Coach đưa ra chương trình và mời người học tham gia. Tuy nhiên, đối với chương trình Coaching 1-1, chương trình sẽ do người tham gia và người Coach cùng trao đổi để đưa ra khung sườn cụ thể và phù hợp nhất.

Ngược lại, với Mentoring, phần lớn chương trình sẽ do người Mentor trực tiếp thiết lập và truyền tải xuống cho người tham gia.

Đặt câu hỏi

Dĩ nhiên đã là các chương trình phát triển bản thân thì dù là Coaching hay Mentoring thì việc đặt câu hỏi chắc chắn là sẽ có. Tuy nhiên, mục đích có thể khác nhau. 

Coaching hướng đến việc phát triển chuỗi câu hỏi kích thích tư duy như là một công cụ của người Coach để giúp người tham gia đưa ra những quyết định quan trọng, nhận ra những thay đổi hành vi và hành động là đúng đắn để giải quyết vấn đề.

Ngược lại, với Mentoring, người đặt câu hỏi thường là người tham gia để mổ xẻ vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó khai thác được các yếu tố chuyên môn của Mentor.

Kết quả

Các kết quả từ Coaching thường là cụ thể và có thể đo lường được, cho thấy các dấu hiệu cải thiện rõ rệt hoặc thay đổi tích cực trong lĩnh vực mong muốn.

khác biệt giữa coaching và mentoring

Còn đối với Mentoring, kết quả thường cần thời gian đê thay đổi dần, thay vì chỉ chú trọng vào các kết quả cụ thể, và có thể đo lường được hoặc tập trung nhiều hơn vào sự phát triển chung của người tham gia.

Bạn đã nhận ra sự khác biệt giữa Coaching và Mentoring chưa? Hình thức nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp của bạn hơn trong thời điểm hiện tại? B Coaching tin rằng với những gì đã được chia sẻ ở trên, bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp mình để có hướng phát triển tốt hơn trong tương lai.

Chúc bạn thành công !!!

 

Tài liệu tham khảo:

088 822 9022