Bởi vì chúng ta thường sử dụng thay thế giữa Coaching và Training, nên các khái niệm này dần trở nên bị nhầm lẫn một cách không ngờ, nhất là khi chúng đi kèm với các từ như “cố vấn” hay “tư vấn”. Bạn có đang gặp khó khăn tương tự khi phải phân biệt Coaching và Training hay không? Nếu có, hãy xem ngay bài viết bên dưới nhé.
Sự khác biệt về Coaching và Training như thế nào?
Chúng ta sẽ không bàn về các khái niệm ở đây bởi chính chúng cũng là một trong những thứ khiến cho bạn cảm thấy nhầm lẫn.
Để hiểu rõ về sự khác biệt của Coaching và Training, bạn chỉ cần nắm cơ bản rằng: training là hình thức chuyển giao kiến thức từ người này sang người kia, trong khi đó coaching là nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng đó, hay nói cách khác là phát triển kỹ năng lên một tầm cao mới.
Ví dụ: Một người thợ làm bánh sau khi đã nắm được đầy đủ các kiến thức ẩm thực cơ bản và cần thiết, anh ta có thể một lớp dạy về cách làm bánh và đưa ra các công thức của mình. Tuy nhiên, không phải cái bánh nào dựa theo công thức này cũng sẽ giống nhau. Đôi khi, người ta phải làm đến cái bánh thứ 50 mới thấy rằng nó ngon thực sự so với cái đầu tiên.
Tại sao lại như vậy?
Cũng giống như một người thợ làm bánh, rõ ràng là mọi người đều có thể được Training để làm một cái gì đó. Nhưng đối với những gì mà một người Coaching mang lại thì hoàn toàn khác biệt: Đó có thể là các mẹo, các thủ thuật, hoặc bí mật gì đó để đảm bảo rằng: 50 CÁI BÁNH ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ 1 LÒ ĐỀU CÓ HƯƠNG VỊ GIỐNG Y NHƯ NHAU.
Đó mới là mấu chốt trong việc phân biệt Coaching và Training.
Bên cạnh yếu tố cốt lõi tạo nên sự khác biệt giữa Coaching và Training, thì hai khái niệm này còn được phân biệt cụ thể như sau:
Training |
Coaching |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Một cách cụ thể, bạn có thể thấy Coaching sẽ cách để áp dụng kiến thức một cách linh hoạt và sáng tạo để đạt được hiệu quả, trong khi đó Training mong muốn rằng người tham gia có thể nắm vững kiến thức để vận dụng nó. Trong nhiều trường hợp, việc bán hàng đôi khi chỉ cần ghi nhớ và áp dụng chính xác những gì được Training là đã có thể tăng trưởng và phát triển việc Sales nhanh chóng.
Tại sao cần Coaching?
Vấn đề nằm ở … SỰ GHI NHỚ…
Phần lớn con người hiện đại ngày nay đều gặp vấn đề với việc ghi nhớ một thứ gì đó. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 50% nguồn thông tin bị lãng quên từ một buổi thuyết trình chỉ sau 1 giờ đồng hồ. Con số này cũng tăng lên 70% sau 24 giờ và thậm chí là 90% chỉ 1 tuần sau đó.
Điều này lý giải vì sao các Coaching giỏi đều yêu cầu người tham gia phải vận dụng kiến thức một cách THƯỜNG XUYÊN và LIÊN TỤC bằng cách đưa ra các nhắc nhở và cảnh báo về những gì họ cần phải làm. Do đó mà Coaching cũng được hiểu như là một cách chứng minh rằng, ngay cả các nhân viên Sales giỏi nhất cũng không thể nhớ rõ các thông tin có giá trị. Chính vì vậy Training thôi thì sẽ không đủ.
Bạn có thể cảm thấy việc đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức Coaching cho một người đã được Training là vô bổ, lãng phí và ngu ngốc. Nhưng nếu không làm việc đó, những lộn xộn sau đó mới là sự ngu ngốc thực sự.
Coaching và Training chắc chắn sẽ có sự khác biệt. Training đơn thuần không giúp một việc được tiến triển hiệu quả, nhưng Coaching mà không có nền tảng cơ bản cũng khó mà thành công. Chính vì vậy, chúng ta sẽ không bàn nhiều đến sự khác biệt giữa chúng mà điều cần thiết là làm sao để biến chúng trở thành hai công cụ song song cùng tồn tại. Có như vậy, công việc kinh doanh của doanh nghiệp mới thực sự đạt được bức phá thực sự giúp thay đổi hoàn toàn cục diện hiện tại.